Đồng Tháp: Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có Quyết định số 1046/QĐ-UBND.HC về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (QĐ 1046).

mở rộng nuôi cá tra
Ảnh minh họa: Internet

Theo đó, đến năm 2020, diện tích mặt nước nuôi cá tra của tỉnh Đồng Tháp đạt khoảng 2.000ha, sản lượng thu hoạch đạt 540.940 tấn và tổng sản lượng chế biến đạt 250.000 tấn. Đối với vùng nuôi, theo QĐ 1046 phân bố ở 11 huyện, thị xã, như: huyện Hồng Ngự (4 vùng nuôi), thị xã Hồng Ngự (2 vùng nuôi), huyện Tân Hồng (6 vùng nuôi), huyện Tam Nông (7 vùng nuôi), huyện Thanh Bình (6 vùng nuôi), huyện Cao Lãnh (5 vùng nuôi), TP Cao Lãnh (3 vùng nuôi), huyện Lấp Vò (3 vùng nuôi), huyện Lai Vung (4 vùng nuôi), TP Sa Đéc (1 vùng nuôi) và huyện Châu Thành (3 vùng nuôi). Vùng sản xuất giống cá tra tập trung ở 3 huyện và phân bố thành 3 cụm: huyện Hồng Ngự ở phía Bắc (gồm các xã: Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B, Long Khánh A và Long Khánh B), huyện Cao Lãnh là trung tâm (tập trung ở các xã: Bình Thạnh, Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung, Tân Hội Trung, Ba Sao, Mỹ Thọ, Nhị Mỹ) và huyện Châu Thành ở phía Nam (tập trung các xã: Tân Nhuận Đông, Hòa Tân, An Khánh và An Phú Thuận). Đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, tỉnh Đồng Tháp không gia tăng về công suất chế biến để tập trung vào đổi mới dây chuyền công nghệ của các nhà máy hiện có theo hướng hiện đại, nhằm gia tăng năng suất, chất lượng, nâng cao tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, cụ thể như: tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt 8 - 12% năm 2015, từ 15 - 20% năm 2020 và trên 25% năm 2025.

Báo Cần Thơ, 18/10/2015
Đăng ngày 21/10/2015
T.Đạt

Bí đỏ bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc cung cấp đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng cho tôm nuôi là yếu tố then chốt quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Gần đây, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm kiếm và có giá trị dinh dưỡng cao như bí đỏ đã được nhiều người nuôi tôm áp dụng và đạt hiệu quả tích cực.

Bí đỏ
• 09:41 14/06/2024

Những điều cần biết khi nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến

Ngày nay, diện tích nuôi tôm quảng canh dần ít đi, thay vào đó là áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến phổ biến rộng rãi. Vậy nó có khác với cách nuôi tôm quảng canh và có những điều gì cần phải lưu ý khi nuôi. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi quảng canh
• 09:59 13/06/2024

Các tiêu chí đánh giá chất lượng vi sinh sau ủ

Để có thể tạo hệ vi sinh cho ao tôm, người nuôi dùng cách ủ các loại men vi sinh và tạt vào nước ao nuôi. Tuy nhiên, quá trình ủ đòi hỏi người nuôi phải có loại vi sinh chất lượng cũng như các nguyên liệu kèm theo với tỉ lệ phù hợp. Hôm nay cùng Tép Bạc tìm hiểu các tiêu chí đánh giá chất lượng vi sinh sau khi ủ như thế nào nhé.

Men vi sinh
• 09:42 13/06/2024

Giải pháp làm giá thể trú ẩn cho tôm cua cá tự nhiên

Việc tạo ra các giá thể trú ẩn là một yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các loài thủy sinh tự nhiên như tôm, cua và cá. Sau đây, Tép Bạc sẽ mang đến một số giải pháp hiệu quả để làm giá thể trú ẩn, phù hợp với điều kiện tự nhiên và nguồn lực sẵn có.

Rễ đước
• 10:37 12/06/2024

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 04:52 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Kháng bệnh và miễn dịch

Hỗn hợp prebiotic, sự kết hợp β-glucan và MOS đã được báo cáo rộng rãi trong nhiều nghiên cứu rằng nó có thể làm tăng khả năng kháng bệnh của nhiều loại động vật thủy sản.

Cá nuôi
• 04:52 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Sức khỏe và Tăng trưởng

Việc áp dụng prebiotic làm phụ gia thức ăn là một trong những cách khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh trong quản lý sức khỏe loài thủy sản (Kari và cộng sự, 2021; Song và cộng sự, 2014; Zulhisyam và cộng sự, 2020).

Cá nuôi
• 04:52 16/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 04:52 16/06/2024

Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 06.6, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát) và xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện Phù Cát và Phù Mỹ tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 40 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Cát Minh và Mỹ Thành.

Tập huấn
• 04:52 16/06/2024
Some text some message..